MSDS là gì ? Tác dụng và nội dung của MSDS

MSDS là gì ? MSDS là viết tắt của Material Safety Data Sheet – Bảng chỉ dẫn an toàn thành phần (hóa học)

MSDS là tài liệu kỹ thuật cung cấp chi tiết và thông tin toàn diện về sản phẩm (thông thường là các loại sản phẩm như: quặng kim loại, than, hóa chất, chất lỏng, mỹ phẩm, xà phòng…) để nắm được:

– Mức độ dễ cháy nổ, ăn mòn, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm

– Quy cách tiêu chuẩn và các mối nguy hiểm trong đóng gói, lưu trữ sản phẩm

– Biện pháp để bảo vệ, xử lý và cấp cứu khi sản phẩm gặp phải các sự cố như cháy, tràn, dính vào mắt hoặc các vùng da của người lao động

MSDS thường được viết bằng tiếng Anh, phục vụ nhiều trong ngành xuất nhập khẩu.

MSDS phải cung cấp đầy đủ thông tin và theo thứ tự nội dung do WHMIS quy định. Theo quy định của WHMIS, câu chữ và format thể hiện trên MSDS không cần phải hoàn toàn giống với bất kỳ mẫu nào nhưng yêu cầu phải có đầy đủ các mục cần thiết.

Tải một MSDS mẫu của Axit Acetic: TẢI XUỐNG

 

Mục đích sử dụng của MSDS là gì ?

– Người mua, người nhập khẩu thường yêu cầu người bán cung cấp MSDS nhằm đánh giá về chất lượng, tỉ lệ thành phần các vật chất có trong sản phẩm.

– Hãng vận chuyển (tàu biển, hàng không) thường yêu cầu người bán/người mua cung cấp MSDS để đánh giá mức độ an toàn và chi phí vận chuyển cho kiện hàng. Trong nhiều trường hợp, MSDS ghi chú độ nguy hiểm của hàng hóa cao, đặc biệt là dễ cháy nổ (pin, ắc quy, khí lỏng, than) hãng vận chuyển có thể từ chối chuyên chở cho lô hàng (mỗi hãng vận chuyển thường có một đội kỹ thuật chuyên đọc và đánh giá MSDS của các mặt hàng hóa chất, hàng nguy hiểm)

– MSDS cũng được hãng vận chuyển gửi cho cảng để cảng sắp xếp kiện hàng, container ở vị trí an toàn và thông báo đến nhân viên xử lý, nâng hạ hàng đúng quy cách

Để đánh giá được mức độ nguy hiểm, xử lý lô hàng như thế nào, nhận vận chuyển hay không thì công ty vận chuyển sẽ xem Class trên MSDS

MSDS là gì

Trong MSDS, hóa chất nguy hiểm sẽ được phân theo 09 nhóm chính (class) bao gồm:

1. Chất nổ
2. Chất khí, khí nén, khí hóa lỏng
3. Chất lỏng dễ cháy
4. Chất rắn dễ cháy
5. Chất ăn mòn
6. Chất độc hại, truyền nhiễm
7. Chất phóng xạ
8. Chất oxy hóa
9. Loại khác

9 nhóm này sẽ được chia tiếp thành các nhóm thành phần nhỏ hơn với các đặc tính hóa học chi tiết hơn giúp dễ kiểm soát và xử lý (ví dụ Nhóm 2.1: Khí dễ cháy, Nhóm 2.2: khí không cháy)

 

Nhà cung cấp có nghĩa vụ:

– Cung cấp chính xác, mới nhất các thông tin trên MSDS

– Đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật

– Dán nhãn cảnh báo lên kiện hàng, container trước khi xuất khẩu

 

Nội dung của MSDS cần có:

 

1. Tên các thành phần hóa chất

Thông tin tên các thành phần hóa chất cấu thành sản phẩm và đánh dấu các hóa chất nguy hiểm

Số CAS – số hiệu của chất hóa học (để xác định chính xác, do nhiều trường hợp 1 chất hóa học có nhiều tên gọi)

MSDS là gì số CAS

 

2.Thông tin người lập MSDS

Tên đơn vị lập MSDS, số điện thoại, địa chỉ liên hệ

Ngày lập MSDS (Ngày lập MSDS không được quá 3 năm, nếu quá 3 năm sẽ cần được cập nhật lại)

MSDS là gì

 

3.Thông tin sản phẩm

Tên gọi của sản phẩm trên các chứng từ mua bán

Thành phần cấu tạo, công thức hóa học, khối lượng phân tử

 

4.Thông tin về lý tính

Sản phẩm dạng: rắn, lỏng hay khí

Mô tả bên ngoài của sản phẩm, độ bay hơi, độ sôi, nồng độ, khối lượng riêng, độ PH…

 

5.Khả năng cháy nổ

Nhiệt độ và các điều kiện gây cháy nổ của sản phẩm, mức độ mạnh của cháy/nổ

Cách dập tắt đám cháy, nổ nếu xảy ra

Các yêu cầu về lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng đúng kỹ thuật

 MSDS là gì

 

6.Khả năng phản ứng

Khả năng phản ứng của chất hóa học đó với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, rung lắc

Các yêu cầu về lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng đúng kỹ thuật

Cách xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra

 

7.Độc tính

Chất hóa học độc hại như thế nào, tác động như thế nào đến cơ thể người tiếp xúc trong thời gian ngắn, thời gian dài

Cách xử lý, cấp cứu khi có người nhiễm độc, bị chất hóa học tiếp xúc trực tiếp

 

8. Cách thức cấp cứu

Trong trường hợp người lao động tiếp xúc với mắt, da, nuốt phải hóa chất

 

9. Độ độc hại với môi trường

Mức độ gây ô nhiễm cụ thể cho nước, đất, không khí dựa trên các chỉ số phát tán

 

Thông tin thêm:

Ngoài việc kiểm tra kỹ các thông tin trên MSDS, để chống cháy nổ, dao động, tràn thùng chứa trong quá trình vận chuyển hóa chất, chất lỏng, chúng ta có thể sử dụng Túi khí chèn hàng để lấp đầy các khoảng trống giữa các kiện hàng, cố định kiện hàng và chống đổ ngã trong suốt quá trình vận tải.

MSDS là gì / MSDS là gì / MSDS là gì

 



Call Now ButtonGọi ngay để được tư vấn